Niềng răng là một kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn chuyên sâu về chuyển động răng hàm. Do đó nếu chẳng may thực hiện tại những trung tâm nha khoa kém uy tín, đội ngũ bác sĩ non trẻ, thiếu kinh nghiệm sẽ không thể mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, đồng thời làm tăng tỷ lệ gây nên các biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó chính là tình trạng tụt lợi khi niềng răng gây nên nhiều rủi ro cho sức khỏe và thẩm mỹ gương mặt người mắc phải.
Vậy tụt lợi trong quá trình niềng răng là như thế nào? Nguyên nhân từ đâu? Cách khắc phục ra sao?
Hãy cùng Nha Khoa Sydney tìm ra đáp án qua bài viết sau đây nhé!
1. Tụt lợi khi niềng răng là gì?
Tụt lợi (hay tụt nướu) là một bệnh lý răng miệng tương đối phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng chân răng bị lộ rõ ra ngoài do phần nướu bị mất dần hoặc di chuyển vào sâu bên trong chân răng. Tụt lợi khi niềng răng là tình trạng tụt lợi mà nguyên nhân chính đến từ quá trình niềng răng không chuẩn xác, chưa tối ưu lực siết mắc cài cùng một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác.
Trong thời gian đầu, tình trạng tụt nướu rất khó phát hiện bằng mắt thường mà phải sau một thời gian dài, khi bệnh trở nặng thì các triệu chứng mới bắt đầu lộ rõ. Mặc dù không gây đau nhức hay ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể, tuy nhiên tình trạng tụt nướu kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Việc các mô mềm xung quanh răng bị suy yếu dần có thể khiến răng trở nên lung lay và rụng mất, tạo tiền đề cho các ảnh hưởng tiêu cực về sau như tình trạng tiêu xương hàm, xô lệch răng, già hóa khuôn mặt…
- Chân răng bị lộ ra ngoài sẽ khiến ngà răng không còn được bảo vệ, chúng sẽ trở nên nhạy cảm, ê buốt khi người bệnh sử dụng các món ăn chua, nóng, lạnh… từ đó khiến răng dần tổn thương và suy yếu.
- Tụt lợi khi niềng răng còn làm mất đi vẻ đẹp nụ cười khi vị trí răng bị tụt nướu sẽ trông dài khác thường so với các răng khác, khiến người bệnh thiếu tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
- Ngoài ra, tụt nướu còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh lý nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng… khi các mảnh vụn thức ăn dễ mắc vào các khe thưa.
Để biết bạn có đang gặp phải tình trạng tụt lợi khi đang niềng răng hay không, hãy quan sát thật kỹ các biểu hiện trên răng và nướu của bạn:
- Xảy ra hiện tượng chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa
- Phần thân răng bị tụt nướu dài hơn so với các răng khác
- Nướu bị sưng lên, có màu đỏ thẫm khác biệt
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu, nhất là sau khi ngủ dậy
- Răng yếu và có dấu hiệu lung lay
- Khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua, răng sẽ có cảm giác ê buốt khó chịu
2. Các nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng
Tụt nướu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nếu tình trạng tụt nướu diễn ra ngay trong quá trình niềng răng thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quy trình niềng răng tại các phòng khám không đúng chuẩn, dẫn đến những sai lệch trong việc cân bằng, chuẩn hóa lực siết mắc cài.
Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng nhé!
2.1. Lực siết mắc cài quá mạnh
Tùy vào tình trạng sai lệch của khách hàng mà các bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị khác nhau, lực siết mắc cài cũng sẽ mạnh nhẹ tương ứng. Do đó, trong tình huống bác sĩ tạo áp lực quá lớn lên răng, không phù hợp với tình trạng sai lệch răng sẽ gây tổn thương không nhỏ đến nướu, dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng.
Ngoài ra, việc siết lực mắc cài quá mạnh còn khiến răng trở nên lung lay, suy yếu, gây đau nhức, ê ẩm kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Do đó ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường về lực tác động của mắc cài lên răng, khách hàng cần đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời.
2.2. Thức ăn thừa, mảng bám gây tụt lợi khi niềng răng
Sự có mặt của các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung… gây khó khăn không nhỏ cho người bệnh trong quá trình vệ sinh răng miệng. Không chỉ phải tốn nhiều công sức, thời gian để vệ sinh, bạn còn cần phải trang bị thêm một số các loại vật dụng hỗ trợ khác như bàn chải kẽ, bàn chải điện, chỉ nha khoa, nước súc miệng… Dĩ nhiên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để vệ sinh răng thật sạch sẽ, dẫn đến tình trạng thức ăn thừa, mảng bám sẽ sót lại trên dây cung và trong kẽ răng.
Đây sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Chúng chính là tác nhân chính gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là tụt lợi khi niềng răng nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục kịp thời.

2.3. Đánh răng sai cách
Thói quen đánh răng quá mạnh tay, thường xuyên chà xát vào khu vực chân răng bằng bàn chải lông cứng khiến phần lợi bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến làm tăng tỷ lệ gây tụt lợi khi niềng răng.
2.4. Các bệnh lý răng miệng
Trước khi niềng răng, các bác sĩ thường thăm khám và chụp X-Quang toàn hàm để xác định cấu trúc răng hàm, đồng thời tìm ra các loại bệnh lý nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng, sâu răng… và đề xuất điều trị dứt điểm trước khi tiến hành niềng răng để đảm bảo mang lại kết quả điều trị như mong đợi.
Do đó, nếu không điều trị dứt điểm, các loại bệnh lý này sẽ phát triển mạnh mẽ trong quá trình niềng răng gây ảnh hưởng đến tiền trình niềng cũng như làm tăng tỷ lệ gây tụt lợi khi niềng răng.
3. Tụt lợi khi niềng răng khắc phục như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân và mức độ tụt lợi khi niềng răng mà cách khắc phục sẽ khác nhau:
Trong trường hợp tụt lợi ở mức độ nhẹ, chưa xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm thì bạn chỉ cần điều chỉnh lại vấn đề vệ sinh răng miệng, đánh răng thường xuyên và thay đổi cường độ đánh răng thật nhẹ nhàng, theo phương dọc. Bên cạnh đó cũng cần đến phòng khám để cạo sạch vôi răng nếu thấy có nhiều vôi răng bám trên thân răng.
Trong trường hợp tụt lợi ở mức độ trung bình, để giảm bớt tình trạng ê buốt, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hoạt chất chống ê buốt, ngậm gel fluor theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các vị trí cổ răng nếu bị mài mòn có thể được khắc phục bằng phương pháp hàm trám răng.
Tuy nhiên trong trường hợp tụt lợi khi niềng răng ở mức độ nặng, gây ảnh hưởng đến chức năng và tính thẩm mỹ của răng thì phương pháp phẫu thuật ghép mô nướu là giải pháp được các chuyên gia khuyến khích để phục hồi phần lợi che phủ răng. Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng phương pháp ghép mô sinh học, ghép lợi tự thân, lấy mô người khác ghép vào để khôi phục lợi. Các vết thương sẽ lành trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

4. Cần làm gì để ngăn chặn tụt lợi khi niềng răng?
Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, chính là bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín khi niềng răng để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ lên phác đồ điều trị chuyên sâu, từ đó đảm bảo lực siết mắc cài phù hợp với tình trạng của bạn, hạn chế tối đa tình trạng siết răng quá mạnh gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng, đồng thời có chế độ thăm khám, tư vấn cụ thể giúp phát hiện chính xác các bệnh lý răng miệng để kịp thời đưa ra phương án thích hợp.
Bạn cần áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ như đánh răng thường xuyên, kỹ càng sau mỗi bữa ăn, kết hợp làm sạch toàn diện bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa để đảm bảo không tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện và sinh sôi. Ngoài ra cần điều chỉnh lực đánh răng phù hợp theo phương thẳng đứng hoặc theo chiều kim đồng hồ để bảo vệ nướu tối đa.
Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng di răng, từ đó phát hiện sớm những bất thường và kịp thời đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thêm một số thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề tụt lợi khi niềng răng. Để không phải lo lắng về những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi niềng răng, bạn có thể tin tưởng tim đến Nha Khoa Sydney để được các chuyên gia với hơn 25 năm kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn, thăm khám và lên phác đồ điều trị chuyên sâu.
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Nha Khoa Thẩm Mỹ Top Dental
- Địa Chỉ : Số 21 đường Riverview 6,Khu biệt thự Vinhomes Golden Rivers, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
- Hotline: 028 3622 5536
Trung Tâm Chỉnh Nha & Implant Sydney
- Địa chỉ: 499 – 501 Bà Hạt, phường 8, quận 10, TPHCM
- Hotline: 028 3504 9440
Trung Tâm Điều Trị & Phục Hồi Răng Hàm Mặt NAVII
- Địa chỉ: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Hotline: 024 3747 8292