Mắc cài niềng răng là tên gọi của những khí cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình niềng răng. Khi kết hợp với dây cung, chúng tạo nên một hệ thống niềng răng hoàn chỉnh giúp dịch chuyển răng hiệu quả, từ đó khắc phục tối ưu các khuyết điểm trên răng. Hiện nay trên thị trường đã ra đời nhiều loại mắc cài phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của quý khách hàng.
Có bao nhiêu loại mắc cài trên thị trường? Mỗi loại có cơ chế cố định dây cung như thế nào? Ngoài kim loại thì mắc cài còn được làm từ chất liệu gì?
Hãy cùng Nha Khoa Sydney giải đáp những thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!
1. Mắc cài niềng răng là gì?
Trong quá trình chỉnh nha, các bác sĩ sẽ gắn rất nhiều thứ lên răng để tạo nên một hệ thống niềng răng hoàn chỉnh. Trong đó, 2 khí cụ quan trọng nhất chính là mắc cài và dây cung. Dây cung có nhiệm vụ tạo ra lực tác động lên răng, từ đó giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuy nhiên để làm được điều này, dây cung cần có sự hỗ trợ của mắc cài.
Mắc cài niềng răng là một khí cụ trung gian, có nhiệm vụ neo giữ và nâng đỡ toàn bộ phần dây cung. Khi kết hợp cả 2 lại với nhau sẽ tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.
Các mắc cài thường được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như kim loại (thép không gỉ, vàng, bạc…), sứ, pha lê… với cấu trúc bao gồm 3 phần: Đề mắc cài, cánh mắc cài và rãnh mắc cài:
- Đế mắc cài là khu vực tiếp xúc với răng. Trên đế thường có những có những khía dùng để các bác sĩ nhỏ keo vào và dán chặt lên bề mặt răng. Các mắc cài chất lượng thường có độ bám dính tốt, đảm bảo không xảy ra tình trạng bung tuột mắc cài trong suốt quá trình sử dụng.
- Cánh mắc cài là bộ phận dùng để buộc móc một số các khí cụ khác trong quá trình niềng răng như thun màu, chỉ thép, lò xo… Thông thường mỗi mắc cài sẽ có 4 cánh, tuy nhiên cũng có nhiều hãng sản xuất cho ra đời mắc cài 6 cánh tùy vào nhu cầu của bác sĩ.
- Rãnh mắc cài (hay khe mắc cài) là vị trí để dây cung luồng qua. Các rãnh thường sẽ có kích thước 18 inch hoặc 22 inch.
Ngoài ra, trên mắc cài còn có một bộ phận gọi là Hook. Chúng có tác dụng móc các lò xò và thun màu để dịch chuyển răng tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Mắc cài được sản xuất ở mỗi hãng khác nhau sẽ có những thông số về độ dày, độ tip và độ torque khác nhau. Trong đó độ tip là độ nghiêng của mắc cài, độ torque là góc nghiêng của rãnh mắc cài so với đế mắc cài (0 độ, 10 độ, 12 độ…) và độ dày là chỉ số giúp răng đi ra, đi vào theo đúng mục đích của dây cung.
2. Các loại mắc cài niềng răng phổ biến trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có 2 loại mắc cài niềng răng phổ biến chính là mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc. Việc phân loại 2 loại mắc cài này dựa vào phương pháp được sử dụng để siết chặt dây cung trên mắc cài:
2.1. Mắc cài niềng răng truyền thống
Mắc cài niềng răng truyền thống là loại mắc cài ra đời đầu tiên và trở thành nền tảng cho tất cả những phương pháp chỉnh nha hiện đại ngày nay. Phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống sử dụng các mắc cài đặt cố định trên răng, dây cung sẽ được mắc vào rãnh mắc cài, sau đó cố định bằng cách thun buộc nha khoa chuyên dụng. Những sợi thun có đặc tính đàn hồi cao giúp quá trình tác dụng lực lên răng của các khí cụ được liên tục và ổn định.
Phương pháp này có chi phí rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Quy trình niềng răng cũng không đòi hỏi nhiều về công nghệ mà vẫn có khả năng khắc phục được những trường hợp sai lệch khớp cắn hiệu quả, từ những ca đơn giản đến những ca khó.
Tuy nhiên, niềng răng mắc cài truyền thống dễ bị bung tuột. Khách hàng cũng tốn nhiều thời gian để thường xuyên đến thăm khám định kỳ và thay chun tại phòng khám.
2.2. Mắc cài niềng răng tự buộc
Mắc cài niềng răng tự buộc (mắc cài tự đóng) là khí cụ được cải tiến từ mắc cài truyền thống. Phương pháp này sử dụng mắc cài có hệ thống khóa tự động giúp giữ chặt và cố định dây cung mà không cần sử dụng đến thun buộc. Việc này đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra liên tục, hạn chế tình trạng bung tuột dây thun cũng như tiết kiệm thời gian đến nha khoa để thay thun thường xuyên.
Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống, độ dày của mắc cài cũng lớn hơn đôi chút có thể gây khó chịu trong thời gian đầu khi chưa quen.
3. Cơ chế cố định dây cung của mắc cài niềng răng
Tùy thuộc vào loại mắc cài niềng răng mà cơ chế cố định dây cung cũng sẽ có những điểm khác biệt:
- Mắc cài thường: Dây cung được cố định với rãnh mắc cài thông qua hệ thống thun buộc hoặc chỉ thép. Thao tác hoàn thiện hệ thống khí cụ thường mất nhiều thời gian, cồng kềnh hơn. Thun buộc cũng có đặc tính thoái lực nhanh nên trung bình cứ 4 tuần cần phải tái khám định kỳ để thay chun một lần.
- Mắc cài tự buộc: Trên mắc cài có sẵn các khóa giúp giữ chặt và cố định dây cung. Chúng được các bác sĩ kích hoạt bằng tay hoặc thông qua các dụng cụ chuyên dụng. Ở phương pháp này, dây cung được cố định chắc chắn trong rãnh mắc cài. Đồng thời các nắp này cũng bằng kim loại nên dây cung trượt rất nhẹ nhàng trong hộc này tạo lực nhẹ và liên tục lên răng giúp răng di chuyển tối ưu nhất.
Niềng răng mắc cài tự buộc được chứng minh là phương pháp hiệu quả và tiện lợi hơn để khắc phục các khuyết điểm trên răng so với phương pháp truyền thống. Khi sử dụng phương pháp này, thức ăn sẽ không bị mắc ở những vị trí khó vệ sinh, giúp cho việc chăm sóc răng miệng trở nên dễ dàng hơn và giảm nguy cơ các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
4. Các chất liệu mắc cài niềng răng
Chất liệu kim loại được sử dụng phổ biến trong chế tạo mắc cài niềng răng có chi phí tương đối rẻ, kích cỡ nhỏ gọn, khả năng nắn chỉnh các răng mọc sai lệch về đúng vị trí rất tối ưu. Nhưng bù lại chúng dễ bị lộ ra trên răng, trong quá trình ăn uống, cười nói có thể khiến người đối diện chú ý gây mất tự tin.
Do đó, bên cạnh chất liệu kim loại (vàng, bạc, thép không gỉ…), ngày nay các loại mắc cài còn được làm từ sứ và pha lê với độ thẩm mỹ cực cao.
4.1. Niềng răng mắc cài sứ
Phương pháp này sử dụng chất liệu sứ để làm nên các mắc cài niềng răng. Sứ từ lâu đã là chất liệu được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực nha khoa bởi đặc tính bền chắc, có màu sắc tương đồng với màu răng thật, giá thành phải chăng. Nhờ đó việc đeo các mắc cài sứ giúp tăng sự tự tin cho khách hàng trong quá trình giao tiếp, ăn uống, nhờ đó quy trình niềng răng được thoải mái và thuận lợi hơn.
Tuy nhiên phương pháp này có chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại. Ngoài ra, chất liệu sứ để bị nứt vỡ, hư hỏng khi chịu lực tác động mạnh. Do đó, loại mắc cài này sẽ không phù hợp với những khách hàng có tính chất công việc hay va chạm hoặc có sở thích chơi các môn thể thao như boxing, bóng chuyền, bóng đá…
4.2. Niềng răng mắc cài pha lê
Pha lê một loại thủy tinh cao cấp với đặc tính trong suốt, thấu quan tự nhiên, do đó các mắc cài được làm từ chất liệu này không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn mang lại tính thẩm mỹ tối đa cho người dùng. Không những thế, pha lê cũng có độ bền cao hơn mắc cài sứ nên có thể chịu được lực tác động tương tối tốt.
Tuy nhiên, mắc cài pha lê có giá thành khá cao. Ngoài ra các thiết kế mắc cài này thường có kích thước hơi lớn nên dễ gây cộm, cấn khó chịu trong thời gian đầu khi khoang miệng chưa quen với sự có mặt của các khí cụ.
Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại mắc cài niềng răng, giúp khách hàng hiểu thêm trước khi có quyết định lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng và nhu cầu của mình.
Để tìm hiểu thêm về các loại mắc cài hoặc đặt lịch thăm khám tại Nha Khoa Sydney, vui lòng liên hệ với chúng tôi
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Nha Khoa Thẩm Mỹ Top Dental
- Địa Chỉ : Số 21 đường Riverview 6,Khu biệt thự Vinhomes Golden Rivers, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
- Hotline: 028 3622 5536
Trung Tâm Chỉnh Nha & Implant Sydney
- Địa chỉ: 499 – 501 Bà Hạt, phường 8, quận 10, TPHCM
- Hotline: 028 3504 9440
Trung Tâm Điều Trị & Phục Hồi Răng Hàm Mặt NAVII
- Địa chỉ: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Hotline: 024 3747 8292