Với những người không niềng răng hoặc niềng răng bằng khay niềng trong suốt, việc vệ sinh răng miệng tương đối dễ dàng và hiệu quả bằng bàn chải thông thường. Tuy nhiên với khách hàng niềng răng mắc cài, quy trình vệ sinh răng miệng cần phải chú ý nhiều hơn vì thức ăn sẽ dễ bám lại trên dây cung hoặc xung quanh hệ thống dây thun gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do đó việc lựa chọn đúng bàn chải cho người niềng răng cùng quy trình vệ sinh răng miệng khoa học sẽ giúp quá trình niềng răng được hiệu quả và an toàn hơn.
Vậy đâu là các loại bàn chải chuyên dụng dành cho người niềng răng? Ngoài bàn chải, người niềng răng cần trang bị thêm các dụng cụ vệ sinh nào? Đâu là những thương hiệu bàn chải niềng răng tối ưu nhất hiện nay?
Hãy cùng giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé!
1. Vì sao người niềng răng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng?
Không chỉ những người niềng răng mà bất cứ ai cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh. Tuy nhiên việc giữ vệ sinh răng miệng đối với người bình thường hoặc người đang niềng răng bằng khay trong suốt sẽ tương đối đơn giản với rất ít dụng cụ. Còn với những người đang niềng răng mắc cài, đây là một vấn đề rất cần được chú trọng quan tâm.
Sau khi ăn, thức ăn thừa có thể dễ dàng bị mắc lại bên dưới dây cung hoặc xung quanh hệ thống dây thun buộc, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, chuyển hóa đường thành những axit gây kích ứng nướu, sâu răng, hôi miệng và nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác như viêm nướu, viêm nha chu… ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và hiệu quả quy trình niềng răng.
Do đó, việc lấy sạch thức ăn thừa và mảng bám trên răng đối với người đang niềng răng mắc cài là cực kỳ quan trọng. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người mang niềng nên lựa chọn các loại bàn chải cho người niềng răng chuyên dụng với phần lông mềm, đầu tư, làm sạch tốt nhiều vị trí bên trong răng. Cùng với đó là cần phải trang bị thêm các dụng cụ chăm sóc khác để bảo vệ tối ưu sức khỏe răng miệng, đảm bảo quy trình niềng răng được thoải mái, hiệu quả và nhanh chóng hơn.
2. Đâu là các loại bàn chải cho người niềng răng?
Bàn chải đánh răng thông thường sẽ không thể đáp ứng nhu cầu làm sạch chuyên sâu cho người đang niềng răng. Do đó, dưới đây là 3 loại bàn chải cho người niềng răng, được các chuyên gia khuyên dùng:
2.1. Bàn chải rãnh
Về tổng quan, bàn chải rãnh có kiểu dáng và thiết kế giống như bàn chải bình thường. Tuy nhiên ở giữa phần lông bàn chải có một đường rãnh dùng để chải sạch phần mắc cài, từ đó loại bỏ tốt thức ăn thừa và mảng bám bên dưới dây cung. Phần lông bàn chải cũng được làm từ những sợi lông mềm mỏng giúp việc vệ sinh làm sạch hiệu quả đủ các ngõ ngách mà không gây tổn thương răng nướu.

2.2. Bàn chải điện
Bàn chải điện có hình dáng cũng giống với bàn chải thông thường, tuy nhiên phần đầu bàn chải sẽ tự động xoay và rung khi bật nguồn, giúp làm sạch sâu gấp 2 lần so với bàn chải bình thường. Theo các chuyên gia, bàn chải điện có thể tạo ra từ 2.500 đến 7.500 chuyển động mỗi phút, một số dòng cao cấp có thể lên đến 30.000 chuyển động mỗi phút giúp làm sạch sâu vụn thức ăn trên răng và mắc cài.
Ngoài ra, đa số các dòng bàn chải điện đều có đa dạng các chế độ đánh răng như làm sạch sâu, làm trắng răng, đánh răng nhạy cảm, mát xa nướu… phù hợp với nhiều nhu cầu làm sạch khác nhau. Bên cạnh đó, bàn chải điện còn có chế độ ngắt nghỉ theo chu kỳ và tắt hẳn sau 2 phút, đây cũng là thời gian tối ưu để vệ sinh răng miệng cho người niềng răng
2.3. Bàn chải kẽ răng
Đây là loại bàn chải cho người niềng răng chuyên dụng với thiết kế phù hợp để vệ sinh kẽ răng khi gắn mắc cài. Cấu tạo của loại bàn chải này bao gồm phần đầu là một thanh thép mỏng có độ đàn hồi cao, xung quanh là những sợi lông mềm bao quanh giúp dễ dàng luồn lách vào vị khí kẽ răng để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám hiệu quả; và phần thân với thiết kế hơi cong nhẹ ở phần cổ để tiện cho việc cầm nắm.
Trên thị trường hiện cung cấp 2 loại bàn chải kẽ răng:
- Bàn chải chữ I: Đầu và thân thẳng hàng, giúp làm sạch mặt trước răng
- Bàn chải chữ L: Đầu và thân tạo thành góc vuông giúp làm sạch mặt sau răng
3. Các dụng cụ chăm sóc răng khác khi niềng răng
Ngoài bàn chải cho người niềng răng, khách hàng nên sử dụng kèm theo các dụng cụ chăm sóc răng khác để đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu cho cả khoang miệng. Các dụng cụ đó là:
- Dụng cụ cạo lưỡi: Lưỡi cũng là một vị trí bám rất nhiều vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu và các bệnh lý răng miệng khác nếu không thường xuyên làm sạch. Do đó sau khi đánh răng, khách hàng cần làm sạch lưỡi bằng các dụng cụ chuyên dụng.
- Chỉ nha khoa: Là phương án thay thế hiệu quả của tăm tre truyền thống. Việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch sâu ở các kẽ răng – nơi mà bàn chải đánh răng rất khó để chạm tới.
- Máy tăm nước: Các tia nước nhỏ với áp lực cao sẽ giúp khách hàng làm sạch thức ăn thừa và mảng bám ở mọi ngóc ngách bên trong khoang miệng mà không gây tổn thương cho răng.
- Nước súc miệng: Sau tất cả các bước làm sạch, khách hàng nên sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch toàn bộ vi khuẩn còn sót lại, đảm bảo một khoang miệng thật sạch sẽ và thơm tho.
- Sáp nha khoa: Trong một số trường hợp các mắc cài thường xuyên cọ xát, gây tổn thương cho mô mềm bên trong khoang miệng, gây đau nhức, nhiễm trùng… thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để tiến hành bôi sáp nha khoa vào vị trí dễ gây sát thương để hạn chế tình trạng trên.

4. Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng
- Bước 1: Súc miệng sơ qua với nước để loại bỏ một phần thức ăn thừa mắc trên răng và các khí cụ.
- Bước 2: Cho một lượng kem đánh răng vừa đủ vào bàn chải cho người niềng răng (bàn chải rãnh, bàn chải điện), đặt nghiêng một góc 45 độ với nướu và chải nhẹ nhàng. Khách hàng nên đánh răng theo chiều lên xuống cả mặt trước, mặt trong và mặt nhai, không nên đánh theo phương ngang để tránh tổn thương nướu, cổ răng và hạn chế bung mắc cài.
- Bước 3: Sau khi làm sạch răng, tiếp tục sử dụng bàn chải kẽ răng để làm sạch phần mảng bám còn sót lại.
- Bước 4: Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch mọi ngóc ngách mà các loại bàn chải không chạm tới được.
- Bước 5: Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn và giúp hơi thở được thơm mát dài lâu hơn.
Một số lưu ý trong quá trình vệ sinh răng miệng:
- Nên đánh răng tối thiểu 3 lần/ngày sau các bữa ăn (sáng, trưa, tối) hoặc dùng nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa nếu không tiện đánh răng.
- Không nên đánh răng quá mạnh để tránh làm bung, lệch, tuột mắc cài hoặc gây tổn thương nướu, cổ răng vì khi này răng và nướu đang rất yếu.
- Nên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa nhiều fluoride để bảo vệ và làm chắc răng trong suốt quá trình niềng răng.
- Bàn chải nên được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh để bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời nên thay bàn chải định kỳ 3 – 4 tháng một lần để không làm ảnh hưởng đến răng và nướu.
Hy vọng bài viết đã giúp khách hàng hiểu thêm về tầm quan trọng và phân loại của bàn chải cho người niềng răng, từ đó có thêm cơ sở để lựa chọn các loại bàn chải phù hợp với nhu cầu của mình.
Khách hàng cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch thăm khám niềng răng tại Nha Khoa Sydney
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Nha Khoa Thẩm Mỹ Top Dental
- Địa Chỉ : Số 21 đường Riverview 6,Khu biệt thự Vinhomes Golden Rivers, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
- Hotline: 028 3622 5536
Trung Tâm Chỉnh Nha & Implant Sydney
- Địa chỉ: 499 – 501 Bà Hạt, phường 8, quận 10, TPHCM
- Hotline: 028 3504 9440
Trung Tâm Điều Trị & Phục Hồi Răng Hàm Mặt NAVII
- Địa chỉ: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Hotline: 024 3747 8292