Nếu bạn thắc mắc về quy trình niềng răng khớp cắn sâu thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả. Bởi đây là một khiếm khuyết không nhỏ, gây ảnh hưởng đến răng và hàm. Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn sở hữu hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười tươi tắn, thu hút.

quy trình niềng răng khớp cắn sau

Đó chính là lý do ai cũng đều ráo riết tìm kiếm cho mình một giải pháp chỉnh nha chuyên sâu, giúp khắc phục các sai lệch của răng và hàm tốt nhất, sớm trả lại nụ cười hoàn mỹ cùng sự tự tin tuyệt đối. Vì vậy, một quy trình niềng răng khớp cắn sâu chuẩn sẽ mang đến sự an tâm toàn vẹn cho quý khách hàng có nhu cầu chỉnh nha. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

niềng răng thẩm mỹ

1. Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn, gây mất cân đối giữa hai hàm răng trên dưới. Trong đó, hàm răng dưới cụp sâu, khiến hàm dưới lọt thỏm sâu trong hàm trên. Tình trạng này rất thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành, thông qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Hàm trên gần như che khuất hà dưới, khiến bạn không thể nhìn thấy hàm dưới ở trạng thái nghỉ
  • Nhìn góc nghiêng, tương quan giữa trán – mũi – cằm của bệnh nhân khớp cắn sâu có sự gãy gập nhẹ.
  • Khuôn mặt của người bị khớp cắn sâu thường có góc môi, cằm hơi sâu, cằm hơi lẹm.
  • Nếu tình trạng trở nặng, rìa hàm răng dưới sẽ không chạm vào phần chân răng hàm trên mà lại chạm vào nướu hàm trên.
  • Tầng mặt dưới ngắn, hai góc hàm (má) bị bành ra, làm cho bệnh nhân trông già trước tuổi.

2. Vì sao phải niềng răng khớp cắn sâu?

Từ lâu, đã rất nhiều người nhận ra tác hại mà khớp cắn sâu mang lại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của khách hàng như: 

Khiến gương mặt kém thẩm mỹ 

Khớp cắn sâu khiến gương mặt mất cân đối, mất hài hòa, nhất là phần cằm – xương hàm – môi dưới. Ngoài ra, nó còn khiến cho nụ cười trở nên kém duyên, không tự nhiên và tạo ra tâm lý tự ti trong giao tiếp. 

Đau và tổn thương nướu

Do rìa răng hàm của hàm dưới va chạm nhiều lần với nướu mặt trong hàm trên. Điều đó khiến nướu bị chảy máu và sưng đỏ. Nhiều trường hợp còn xuất hiện viêm nhiễm và đau đớn.

Mài mòn toàn bộ mặt răng cửa hàm trên

Nếu sai lệch khớp cắn không được điều trị sẽ mau chóng làm lộ ngà răng, làm răng ê buốt khi ăn uống.

Khiến khớp thái dương hàm đau và rối loạn

Khớp thái dương hàm loạn năng, gây đau nhức và buốt lên não, khiến bệnh nhân không thể há miệng khi ăn uống hay nhai nghiền thức ăn.

quy trình niềng răng khớp cắn sau
quy trình niềng răng khớp cắn sau

Khó ăn nhai

Do răng ở hàm trên và hàm dưới không chạm được vào nhau nên gây khó khăn cho việc cắn xé thức ăn, lâu dần dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa và dạ dày như: Đau dạ dày, viêm dạ dày, hóc thức ăn… 

Khó phát âm tròn vành rõ chữ

Nhiều bệnh nhân bị khớp cắn sâu nặng sẽ khó phát âm tròn vành rõ chữ, gây cản trở trong giao tiếp, thuyết trình hay tư vấn. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự nghiệp và học vấn. 

3. Quy trình niềng răng khớp cắn sâu

Để đánh giá một ca niềng răng thành công, cần dựa vào quy trình niềng răng khớp cắn sâu có chuẩn y khoa hay không. Dưới đây là quá trình chỉnh nha cơ bản:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Bác sĩ tiến hành thăm khám để biết rõ tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó, bác sĩ chụp X-Quang để nhận định mức độ sai lệch cung hàm và chân răng của bệnh nhân. Cuối cùng là lên phác đồ điều trị khớp cắn sâu phù hợp dựa trên các thông tin chi tiết sau:

  • Các bước niềng răng
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc niềng răng
  • Phương pháp niềng răng phù hợp
  • Chi phí niềng răng & chi phí các dịch vụ khác
  • Dự báo tiến độ niềng răng & kết quả sau cùng
  • Những điều cần lưu ý trong quá trình niềng răng
  • Thời gian tái khám

Lúc này, nếu phát hiện bệnh nhân có bệnh răng miệng cần được điều trị, bác sĩ sẽ nhanh chóng giải quyết nhằm đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, không gặp bất trắc gì.

Bước 2: Lấy dấu hàm và chế tác khí cụ nha khoa

Bác sĩ lấy dấu hàm bệnh nhân bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để thiết kế mắc cài hoặc khay trong. 

Bước 3: Gắn khí cụ lên răng 

Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài lên thân răng cho bệnh nhân cùng các khí cụ liên quan. Sau đó cố định lại bằng dây cung và thun buộc. Còn người dùng khay trong thì sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách tháo lắp và vệ sinh khay niềng.

quy trình niềng răng khớp cắn sau
quy trình niềng răng khớp cắn sau

Bước 4: Tái khám định kỳ theo hẹn

Nếu bệnh nhân tuân thủ tốt lịch tái khám định kỳ sẽ có thể rút ngắn thời gian niềng răng đến khoảng 2 – 3 năm, tùy từng trường hợp. Dù vậy, trong quá trình niềng răng, nếu có xảy ra bất cứ sự cố gì, bạn cần quay lại phòng khám ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Bước 5: Tháo khí cụ niềng răng và đeo hàm duy trì

Kết thúc thời gian niềng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng khớp cắn sâu, nếu đạt yêu cầu thì sẽ cho tháo niềng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đeo hàm duy trì trong 3 – 6 tháng kế tiếp, thậm chí là một năm, để ổn định xương hàm, đồng thời ngăn không cho răng chạy lại vị trí cũ. 

Sau cùng, bạn đã biết rõ quy trình niềng răng khớp cắn sâu diễn ra như thế nào. Điều này giúp ích rất lớn cho bạn chọn lựa được nơi chỉnh nha phù hợp và uy tín. Vì vậy, nếu bạn cũng có nhu cầu niềng răng, đừng ngại liên hệ cho nha khoa Sydney theo số hotline 0937826414 để được tư vấn miễn phí. 

Liên hệ ngay với chúng tôi:

Nha Khoa Thẩm Mỹ Top Dental

  • Địa Chỉ : Số 21 đường Riverview 6,Khu biệt thự Vinhomes Golden Rivers, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Hotline: 028 3622 5536

Trung Tâm Chỉnh Nha & Implant Sydney

  • Địa chỉ: 499 – 501 Bà Hạt, phường 8, quận 10, TPHCM
  • Hotline: 028 3504 9440

Trung Tâm Điều Trị & Phục Hồi Răng Hàm Mặt NAVII

  • Địa chỉ: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm- Hà Nội
  • Hotline: 024 3747 8292

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *