Trong suốt từ 18 – 24 tháng ròng rã, quy trình niềng răng mang đến cho chúng ra vô số những trải nghiệm vừa khó khăn lại vừa thú vị. Quá trình thay đổi khi niềng răng rất kỳ diệu, không chỉ răng và hàm dần dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, các đường nét trên khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối hơn, đồng thời các khía cạnh khác như phát âm, vị giác… cũng có những thay đổi nhất định.
Vậy những thay đổi đó cụ thể là gì? Mức độ thay đổi giữa trẻ em và người lớn có khác nhau không? Cần làm gì để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tối ưu?
Hãy cùng Nha Khoa Sydney tìm hiểu qua bài viết sau đây!
1. Quá trình thay đổi khi niềng răng thường gặp
Các khí cụ trên răng như mắc cài – dây cung, khay niềng trong suốt… gây áp lực lên răng, khiến răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, từ đó khắc phục hiệu quả các khuyết điểm như răng thưa, hô, móm, khấp khểnh, chen chúc. Quá trình thay đổi khi niềng răng thường gặp bao gồm:
1.1. Thay đổi 1: Đau và khó chịu khi đeo niềng
Trong suốt thời gian đeo niềng, cảm giác đau nhức và ê ẩm là không thể tránh khỏi. No pain no gain: Đau – hay tất cả các loại thương tổn khác đôi khi là cần thiết để ta đạt được mục tiêu, đối với niềng răng chính là hiệu quả di chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Thời gian đầu khi đeo niềng hoặc sau mỗi lần siết răng, cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện nặng nhất. Tuy nhiên sự khó chịu sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Bạn sẽ quen dần với lực tác động của mắc cài lên răng sau một thời gian.
Ngoài ra, sự xuất hiện của những khí cụ cũng gây một số thương tổn cho các mô mềm như môi, má, lưỡi… trong thời gian đầu. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng sáp nha khoa ở những vị trí dễ va chạm giữa khí cụ và mô mềm để hạn chế sự trầy xước.
1.2. Thay đổi 2: Thay đổi vị giác và khả năng nói chuyện
Quá trình thay đổi khi niềng răng thứ 2 chính là việc làm thay đổi vị giác của một số người. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng. Một số người sẽ cảm thấy một chút khó chịu hoặc cảm giác lạ khi đeo niềng răng. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách họ nếm mùi và vị của thức ăn. Nguyên nhân có thể do niềng răng gây ra áp lực lên môi, lưỡi và đường hô hấp, từ đó ảnh hưởng đến cách bạn thụ động vị giác của mình.
Ngoài ra, niềng răng cũng có thể ảnh hưởng đến phát âm ban đầu của bạn. Các khí cụ niềng có thể thay đổi cấu trúc của miệng, khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc nói chữ “s” hoặc “th”. Nhưng nếu thích nghi tốt, việc phát âm có thể được cải thiện chỉ trong thời gian ngắn.
1.3. Thay đổi 3: Điều chỉnh hàm và răng
Quá trình thay đổi khi niềng răng quan trọng nhất chính là điều chỉnh vị trí, phương hướng của răng. Điều này giúp các răng được dàn đều trên cung hàm, khoảng cách sát khít, đạt chuẩn, khớp cắn đều đặn. Từ đó, nụ cười sẽ trở nên tự tin, đều đẹp hơn, khớp cắn tốt đảm bảo việc ăn nhai trở nên tốt hơn, bảo vệ tối đa cho sức khỏe cơ thể nói chung và của toàn bộ hệ tiêu hóa nói riêng.
Niềng răng có thể khắc phục gần như hoàn toàn các khuyết điểm do răng mọc sai lệch, như răng thưa, hô, móm, khấp khểnh, chen chúc, sai khớp cắn… từ nhẹ, nặng đến rất nghiêm trọng.

1.4. Thay đổi 4: Thay đổi về ngoại hình
Không chỉ thay đổi hàm và răng, quá trình thay đổi khi niềng răng còn giúp các đường nét, bộ phận trên khuôn mặt được hài hòa, cân đối hơn. Tương quan chóp mũi, môi và cằm trở nên thẳng hàng, từ đó góc nghiêng cũng trở nên sắc nét hơn. Các khuyết điểm về khuôn mặt lệch cũng được khắc phục hiệu quả.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi niềng răng thành công sở hữu phần cằm sắc nét, góc cạnh hơn. Tạm biệt các loại cằm lẹm, cằm tròn thiếu thẩm mỹ. Ngoài ra, một số người còn cho răng niềng răng thành công có thể giúp mũi cao hơn. Dù vậy theo nghiên cứu, việc thay đổi xương hàm không làm ảnh hưởng đến độ cao của sóng mũi. Tuy nhiên việc khuôn mặt trở nên cân đối giúp mũi trông có vẻ cao và thanh thoát hơn.
2. Mức độ thay đổi ở từng độ tuổi khác nhau
Từ 8-10 tuổi được xem là giai đoạn trẻ em trong thời kỳ thay răng sữa. Mục tiêu niềng răng của giai đoạn này là điều chỉnh răng để sắp xếp chúng ở vị trí đúng và chỉnh sửa các vấn đề lệch lạc. Đây là giai đoạn phát triển tương đối ổn định của trẻ, trong đó xương hàm và răng của trẻ dễ dàng định hình hơn, tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh các vấn đề về răng. Ngoài ra, giai đoạn này cũng chuẩn bị và giúp cho quá trình điều trị sau này của trẻ được đơn giản và nhanh chóng hơn.
Giai đoạn phát triển dậy thì là thời điểm xương hàm của trẻ phát triển mạnh mẽ. Bác sĩ sẽ dựa trên sự phát triển răng miệng của trẻ để điều chỉnh khuôn mặt cho đẹp và cân đối, đồng thời sắp xếp răng cho đều trên cung hàm. Thời gian hoàn thiện quá trình niềng răng ở trẻ em thông thường kéo dài từ 18-24 tháng, tuy nhiên trong một số trường hợp, thời gian này có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào quá trình kiểm tra, phân tích và khám trực tiếp của bác sĩ để đưa ra thời gian hoàn tất niềng răng cho trẻ. Nhìn chung, quá trình thay đổi khi niềng răng của trẻ khá rõ rệt, hiệu quả điều chỉnh cao, ít đau, ít khó chịu, thời gian điều trị nhanh chóng.
Thời gian niềng răng cho người lớn thường kéo dài trong khoảng từ 6 tháng đến 1,5 năm. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó như răng hô, răng mọc lộn xộn nhiều… thời gian niềng răng có thể kéo dài lên tới 2-3 năm. Nhìn chung, hiệu quả điều chỉnh sai lệch vẫn được đảm bảo, tuy nhiên quy trình niềng răng ở người lớn thường phức tạp hơn, thời gian đeo niềng cũng lâu hơn và khó chịu hơn so với trẻ em.
3. Những lưu ý để đảm bảo quá trình thay đổi khi niềng răng
Niềng răng là một quá trình dài hơi và tốn kém về thời gian, tiền bạc, vì vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất, đảm bảo quá trình thay đổi khi niềng răng được tối ưu nhất, khách hàng cần phải tuân thủ các lưu ý trong quá trình niềng răng, gồm:
Trước khi niềng răng
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng: trước khi niềng răng, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng, xác định những vấn đề liên quan đến răng, nướu và xương hàm để bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Lựa chọn bác sĩ chuyên môn: để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra tốt nhất, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn một bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) để giúp bác sĩ đánh giá và lập kế hoạch điều trị.
- Chăm sóc răng miệng trước khi niềng răng: trước khi bắt đầu niềng răng, bạn cần chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng đều đặn, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để giữ vệ sinh miệng tốt.
- Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp: bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại niềng răng phù hợp với tình trạng răng của bạn.

Trong khi niềng răng
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh ăn những loại thức ăn cứng, dai để tránh làm vỡ hoặc gãy các phần của niềng răng. Các loại thực phẩm như xương, hạt, và thức ăn có độ cứng tương tự cũng nên tránh. Hạn chế tiếp xúc với nước có ga, nước ngọt, bia, rượu vì chúng có khả năng làm xói mòn men răng và phá hỏng niềng răng.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Để tránh tình trạng bám mảng, sâu răng, viêm lợi, mùi hôi miệng, cần đánh răng và súc miệng đầy đủ và đúng cách sau mỗi lần ăn uống.
- Tuân thủ đúng lịch khám của nha sĩ: Điều trị niềng răng là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Việc tuân thủ đúng lịch khám và theo dõi tình trạng niềng răng sẽ giúp đạt được kết quả tốt nhất và quá trình thay đổi khi niềng răng diễn ra thuận lợi hơn.
Sau khi niềng răng
- Sử dụng hàm duy trì: Hàm duy trì có tác dụng rất quan trọng trong việc đảm bảo răng được ổn định ở vị trí mới. Ngăn cản tình trạng tái phát sau chỉnh nha. Do đó khách hàng cần tuân thủ việc đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ các chỉ dẫn của nha sĩ: Bạn nên tuân thủ tất cả các chỉ dẫn và lời khuyên của nha sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất. Các chỉ dẫn có thể liên quan đến lịch tái khám định kỳ, chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, hoạt động thể chất và cách sử dụng hàm duy trì…
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trong giai đoạn đầu sau khi niềng răng, bạn có thể cảm thấy khó ăn và nên chọn các loại thực phẩm mềm và dễ ăn để giảm thiểu đau nhức và khó chịu.
- Chăm sóc răng miệng: Bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm và sâu răng. Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ cạo răng để làm sạch các kẽ răng.
4. Kết luận
Niềng răng là một quy trình dài hơi và phức tạp. Quá trình thay đổi khi niềng răng không chỉ cho răng mà cho nhiều bộ phận khác của cơ thể. Các thay đổi này đảm bảo cho kết quả sau cùng là một hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn, nâng cao sự cân đối, hoàn thiện các đường nét trên khuôn mặt. Từ đó mang đến sự tự tin, thoải mái cho người dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe cho toàn cơ thể.
Để tìm hiểu thêm về chủ đề này hoặc cần đặt lịch thăm khám trực tiếp tại Nha Khoa Sydney, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Nha Khoa Thẩm Mỹ Top Dental
- Địa Chỉ : Số 21 đường Riverview 6,Khu biệt thự Vinhomes Golden Rivers, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
- Hotline: 028 3622 5536
Trung Tâm Chỉnh Nha & Implant Sydney
- Địa chỉ: 499 – 501 Bà Hạt, phường 8, quận 10, TPHCM
- Hotline: 028 3504 9440
Trung Tâm Điều Trị & Phục Hồi Răng Hàm Mặt NAVII
- Địa chỉ: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Hotline: 024 3747 8292